BỆNH GIANG MAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?

Địa chỉ: 1264/14 Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: saigonpride.social@gmail.com

Hotline tư vấn

0375957778 1800 8234 phím 1

Giờ mở cửa

Thứ 2 - Chủ Nhật (8h00 - 21h00)
BỆNH GIANG MAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?
Ngày đăng: 1 năm

1. Bệnh giang mai là gì?


Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45°C nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.


giang mai và những điều cần biết?
 

2. Bệnh giang mai lây qua đâu?


Quan hệ tình dục không an toàn:
Xoắn khuẩn thâm nhập qua da – niêm mạc của bộ phận sinh dục bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới,…).

Qua đường truyền máu:
Tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn và gián tiếp qua các đồ dùng cá nhân có dính máu, vật dụng bị nhiễm bẩn.

Qua mẹ sang con:
Mẹ có thai bị giang mai mà không được điều trị cũng có thể lây truyền cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).

3. Các triệu chứng, giai đoạn của bệnh giang mai là gì?


Các triệu chứng của bệnh giang mai phụ thuộc tùy vào từng giai đoạn của bệnh, ở mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng khác nhau sau đây:

Giai đoạn 1: Sau khi xâm nhập bệnh bắt đầu xuất hiện vết loét nhỏ xung quanh dương vật, hậu môn, âm đạo hoặc trực tràng, một số trường hợp khác khác xuất hiện trong hoặc xung quanh miệng. Hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy được vết loét này bởi nó thường không gây đau và có thể tự lành từ 3 đến 6 tuần dù có được chữa trị hay không. Khi vết loét biến mất, nếu không xét nghiệm và điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn 2.


Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể phát ban, sốt, sưng hạch bạch huyết.
Tình trạng phát ban sẽ bắt đầu từ thân và dần dần bao phủ cả cơ thể, bao gồm cả trong lòng bàn tay và bàn chân, không ngứa. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau họng, nhức đầu, sụt cân, sưng hạch và đau cơ hoặc rụng tóc. Thêm vào đó, người bệnh ở giai đoạn này cũng có thể bị đau miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Cũng như giai đoạn 1 những triệu chứng ở giai đoạn này có thể biến mất kể cả khi bạn không được chữa trị. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển sang giai đoạn 3 nếu không phát hiện và điều trị hoặc việc điều trị không đúng cách.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, người bệnh không thể lây nhiễm cho người khác, tuy nhiên mẹ vẫn có thể truyền bệnh sang con. Thường ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. Nếu không được chữa trị, bạn có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nếu bạn không được điều trị ngay lập tức, các triệu chứng có thể sẽ tạm thời biến mất nhưng nó sẽ quay trở lại. Điều này có thể xảy ra trong một năm. Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh không quay trở lại, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể bạn. Bệnh giang mai sẽ trở nên tồi tệ hơn, và bạn vẫn có thể lây nhiễm cho bạn tình.
Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển đến giang mai thần kinh và giang mai thị giác.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm của bệnh giang mai. Một khi đã ở giai đoạn này, nhiều cơ quan trên cơ thể có thể sẽ bị tác động và ảnh hưởng, bao gồm tim, tế bào máu, não và hệ thần kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan và có thể dẫn đến phá hủy hệ thống thần kinh và tử vong.

4. Cách phòng ngừa bệnh giang mai là gì?


Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm giang mai qua 3 con đường lây nhiễm chúng ta vừa đọc qua bên trên, dựa vào các con đường lây truyền chúng ta có cách phòng ngừa bệnh giang mai như sau:


1. Quan hệ tình dục an toàn, như luôn sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ, bao cao su không chỉ giúp bạn ngừa được giang mai mà còn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục khác như: HIV, Lậu, Sùi mào Gà..v.v..
Quan hệ chung thủy 1 vợ, chồng, hoặc 1 bạn tình.
Không quan hệ tình dục tập thể, không quan hệ tình dục với người lạ chưa rõ tình trạng các bệnh lây qua đường tình dục.

2. Không sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, bơm kim tiêm với người khác.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác như: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cây nặn mụn, bấm móng tay, chân…..v.v.

3. Xét nghiệm giang mai cho tất cả phụ nữ mang thai vào lần khám thai đầu tiên sử dụng test nhanh giang mai để phát hiện, điều trị sớm, ngăn ngừa lây truyền giang mai từ mẹ sang con.

4. Xét nghiệm định kỳ các giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

5. Xét nghiệm và điều trị bệnh giang mai ở đâu?


Phòng khám Sài Gòn Pride là một trong những phòng khám chuyên về nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, AN TOÀN - BẢO MẬT - CHÍNH XÁC - NHANH CHÓNG, sẽ là nơi lý tưởng để bạn đến khám, xét nghiệm và điều trị, chúng tôi hiểu bạn ngại phải đến các bệnh viện lớn, bạn sợ tiết lộ thông tin vì thế chúng tôi đã tạo ra phòng khám hiện đại kín đáo, an toàn và đặt việc Bảo Mật Thông Tin khách hàng lên hàng đầu.


Chúng tôi ở đây vì bạn, hãy đến vì sức khỏe của bạn.
-----------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG KHÁM SÀI GÒN PRIDE
🏢 1264/14 Kha Vạn Cân, KP 2, Linh Trung, TP. Thủ Đức
📞 Hotline: 18008234 ( Miễn Phí ) - Zalo: 037 595 7778
🌐Website: https://saigonpride.com.vn
📺 Youtube: https://www.youtube.com/@SaiGonPride
📱Tiktok: https://www.tiktok.com/@saigonpride2023
💌 Email: saigonpride.social@gmail.com

 

0
Zalo
Hotline